Quy trình & Bảng giá bảo dưỡng hệ thống phanh xe ô tô "chi tiết"

Bảo dưỡng phanh ô tô

Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô sẽ có những lợi ích sau:

– Đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tốt, giúp lái xe an toàn.

– Tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh.

– Sớm phát hiện những hư hỏng của hệ thống phanh như: mòn má phanh, mòn đĩa phanh… để có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời.

Giá: 300.000 - 700.000đ Thời gian thực hiện: 2 giờ Đặt lịch ngay

Thông tin chi tiết

Hệ thống phanh trên ô tô đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vận hành xe. Hệ thống này giúp xe có thể giảm tốc hoặc dừng lại khi đang chuyển động hay đảm bảo cho xe đang đỗ không bị trôi… Khi hệ thống phanh bị hỏng hoặc hoạt động không tốt sẽ gây ra mất an toàn, thậm chí dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc bảo dưỡng phanh xe ô tô thường xuyên là việc hết sức cần thiết.

Tại sao cần bảo dưỡng phanh ô tô

Việc bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô sẽ có những lợi ích sau:

  • Đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tốt, giúp lái xe an toàn.
  • Tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh.
  • Sớm phát hiện những hư hỏng của hệ thống phanh như: mòn má phanh, mòn đĩa phanh,… để có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời.

Để đảm bảo an toàn phanh ô tô cần được bảo dưỡng định kỳ

Khi nào cần bảo dưỡng phanh ô tô

Quan sát trong khi lái xe

Trong khi lái xe nếu thấy hệ thống phanh có những dấu hiệu dưới đây bạn nên đưa xe tới những trung tâm uy tín để được bảo dưỡng phanh ô tô kịp thời:

  • Đèn phanh lúc nào cũng sáng: Nguyên nhân của tình trạng này có thể do công tắc phanh tay hỏng, cảm biến báo mức dầu phanh thiếu hoặc hỏng. Trên một số dòng xe có cảm biến báo má phanh khi mòn hết má phanh đèn sẽ sáng lên.
  • Khi phanh xe nhào về một bên, xe bị đảo: Nguyên nhân có thể là do lực phanh giữa các bánh xe không đều.
  • Phanh không ăn: Nguyên nhân của dấu hiệu này có thể là do bị e trong đường ống, má phanh quá cứng hoặc quá mềm, má phanh mòn không đều, cơ cấu phanh bị kẹt…
  • Phanh bị bó: Nguyên nhân của tình trạng này là do phanh phải làm việc trong một thời gian dài liên tục, kẹt piston phanh, không bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, đã lâu hệ thống phanh xe không được bảo dưỡng hoặc cũng có thể là do dùng sai loại mỡ bôi trơn trong một thời gian dài.
  • Có tiếng kêu bất thường khi phanh: Nguyên nhân chủ yếu là do má phanh bị mòn dẫn đến phát ra tiếng kêu mỗi khi nhấn phanh hoặc khi thay má phanh mới không láng đĩa.
  • Khi phanh có hiện tượng bàn đạp nhấp nhô: Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do đĩa phanh bị mòn không đều, đĩa bị đảo. Khi đạp phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa phanh làm cho bàn đạp có hiện tượng rung giật.
  • Bàn đạp bị đạp sát sàn: Hiện tượng này có thể là do dầu phanh giảm do bị lẫn nước hoặc bị rò rỉ nên không tạo ra đủ áp lực.
  • Khi không phanh xe vẫn có tiếng kêu bất thường ở hệ thống phanh: Nguyên nhân do má phanh quá mòn, do điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh bị sai, bị bó.

Quan sát khi không lái xe

Khi chưa nổ máy, đạp phanh không thấy cứng bàn đạp phanh: nguyên nhân của tình trạng này là do phanh bị e, hệ thống phanh đã gặp vấn đề vì thế bạn cần kiểm tra ngay nhằm kịp thời xử lý vấn đề mà xe đang gặp phải.

Kiểm tra hệ thống phanh trước khi vận hành xe

Má phanh mòn không đều: nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do kẹt ắc phanh, đĩa phanh mòn không đều hoặc kẹt piston phanh.

Thay má phanh khi thấy má phanh mòn không đều

Đường ống dầu phanh bị nứt, rạn: Nếu xe có hiện tượng này bạn nên mang xe tới những trung tâm uy tín để được kiểm tra và thay thế kịp thời khắc phục những vấn đề, đảm bảo an toàn khi vận hành xe.

Hệ thống ống dẫn dầu phanh bị rò rỉ sẽ gây mất an toàn nghiêm trọng

Kiểm tra dầu phanh: Nếu dầu phanh có lẫn cặn bẩn có thể khiến cho phanh hoạt động không ổn định tiềm ẩn những nguy hiểm có thể gặp phải khi tham gia giao thông. Nếu mực dầu xuống thấp cần bổ sung, nhưng nếu mực dầu thường xuyên xuống thấp rất có thể hệ thống ống dẫn dầu phanh bị nứt rạn.

Thay dầu phanh ô tô định kỳ để đảm bảo an toàn

Ngoài ra, chủ xe cũng cần thực hiện bảo dưỡng phanh tại mốc bảo dưỡng cấp 20.000km cho xe.

>> Xem thêm: Khi nào thay dầu phanh ô tô – 4 thời điểm quan trọng nên nhớ

Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô

Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô tại ATOM Premium Auto Services:

  • Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh.
  • Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh.
  • Kiểm tra má phanh: độ dày má phanh, tình trạng má phanh.
  • Kiểm tra cao su chụp bụi.
  • Kiểm tra đường ống phanh.
  • Kiểm tra tình trạng các ắc phanh.
  • Kiểm tra piston cuppen phanh.
  • Tra mỡ silicon và mỡ đồng vào các vị trí làm việc của phanh.
  • Kiểm tra đèn báo phanh trên taplo.
  • Kiểm tra dầu phanh.
  • Điều chỉnh phanh tay nếu cần.
  • Chạy thử.

Bảo dưỡng phanh xe ô tô tại ATOM Premium Auto Services

Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô:

Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô Nội dung bảo dưỡng
Bước 1: Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh:
  • Kiểm tra tình trạng bào đạp phanh
  • Kiểm tra bầu trợ lực phanh
  • Kiểm tra chiều cao cần phanh đỗ, đèn báo phanh đỗ
Bước 2: Kiểm tra hệ thống dầu phanh: 
  • Kiểm tra chảy dầu của tổng phanh
  • Kiểm tra dầu phanh
Bước 3: Tháo bánh xe
  • Thự hiện tháo 4 bánh xe
Bước 4: Kiểm tra tình trạng ống mềm dầu phanh trước
  • Kiểm tra tình trạng chảy dầu, nứt ống…
Bước 5: Tháo má phanh, tháo cụm piston – xi lanh phanh bánh xe
Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh má phanh
  • Kiểm tra tình trạng má phanh: xem có hư hỏng, nứt vỡ hay không, đo bề mặt má phanh.
  • Vệ sinh má phanh bằng dung dịch 3M
  • Bôi mỡ má phanh 3M vào các vị trí: tấm chống ồn, gờ trượt…
Bước 7: Kiểm tra cụm piston và đĩa phanh
  • Kiểm tra cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước
  • Kiểm tra tình trạng đĩa phanh: sọc, mòn không đều…
Bước 8: Lắp má phanh, lắp cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước
  • Lắp má phanh, lắp cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước
Bước 9: Kiểm tra ống mềm dầu phanh sau
  • Kiểm tra có bị chảy dầu và nứt vỡ hay không
Bước 10: Tháo tang trống phanh sau
  • Tháo tang trống phanh sau
Bước 11: Kiểm tra, vệ sinh guốc phanh, tang trống
  • Kiểm tra tình trạng guốc phanh
  • Vệ sinh guốc phanh
  • Vệ sinh tang trống
  • Bôi mỡ má phanh 3M vào các vị trí tiếp xúc của guốc phanh và mâm phanh
Bước 12: Kiểm tra piston và tang trống
  • Kiểm tra cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau
  • Kiểm tra tình trạng tang trống: sọc, mòn không đều
Bước 13: Lắp tang trống phanh sau và cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau
  • Lắp tang trống phanh sau và cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau
Bước 14: Điều chỉnh phanh đỗ
  • Kĩ thuật viên sẽ kiểm tra và điều chỉnh phanh đỗ nếu cần thiết
Bước 15: Lắp 4 bánh xe
  • Lắp 4 bánh xe, xiết đai ốc bánh xe đến momen xiết tiêu chuẩn
Bước 16: Kiểm tra
  • Đạp bàn đạp phanh vài lần và đổ thêm dầu phanh (nếu cần)

Giá bảo dưỡng phanh ô tô

Chi phí bảo dưỡng phanh ô tô hiện nay từ 265.000đ đối với dòng xe phổ thông và từ 415.000đ đối với các dòng xe cao cấp. Ngoài chi phí bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô, quý khách có thể tham khảo các chi phí thay má phanh và láng đĩa phanh tại ATOM Premium Auto Services:

Dịch vụ Giá bảo dưỡng phanh ô tô (niêm yết)
Xe phổ thông Xe cao cấp
Công thay má phanh 100.000 VNĐ/bộ 150.000 VNĐ/bộ
Bảo dưỡng phanh 265.000 VNĐ 415.000 VNĐ
Láng đĩa phanh 2 đĩa: 500.000 VNĐ 2 đĩa: 600.000 VNĐ
4 đĩa: 800.000 VNĐ 4 đĩa: 1.000.000 VNĐ

Để việc bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô hiệu quả và nhanh chóng các bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín với chất lượng dịch vụ bảo dưỡng tốt nhất.

Hiện nay, ATOM Premium Auto Services cung cấp những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho hệ thống phanh ô tô như: bảo dưỡng phanh ô tô, láng đĩa phanh, thay má phanh ô tô, thay dầu phanh ô tô…Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu xe ô tô của bạn có bất kỳ vấn đề gì.

ATOM Premium Auto Services – AN TÂM TRỌN HÀNH TRÌNH!

Đặt lịch ngay
Loading...