Vô lăng “lỏng lẻo”, xe phát ra tiếng kêu lạ khi đánh lái, là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi thước lái bị rơ. Thước lái bị rơ sẽ ảnh hưởng tới hệ thống lái, gây khó khăn cho quá trình điều khiển và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông. Hãy cùng chuyên gia Nguyễn Hữu Hảo của ATOM theo dõi bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.
Dấu hiệu và nguyên nhân thước lái bị rơ
Thước lái ô tô là một phần của hệ thống lái. Do đó, thước lái bị rơ sẽ có những biểu hiện liên quan đến vô lăng, độ nhạy và những tiếng kêu khi đánh lái. Cụ thể các biểu hiện:
Rơ vô lăng
Thước lái giúp vận hành xe ô tô theo sự điều khiển của tài xế thông qua vô lăng. Do đó, vô lăng bị rơ là một biểu hiện điển hình của tình trạng thước lái bị rơ. Người lái có thể cảm nhận được mỗi khi đánh lái, sẽ gây ra độ trễ lớn.
Nguyên nhân
- Do sau một thời gian sử dụng, các khớp nối như: khớp cầu, khớp trục trung gian, trục các đăng lái,… bị hao mòn, xuống cấp.
- Do va chạm mạnh khiến hệ thống lái bị ảnh hưởng, dẫn tới thước lái và vô lăng bị rơ.
- Với một số dòng xe có hệ thống lái là bánh răng – thanh răng, thủy lực/ trợ điện hệ thống lái bị rơ do rotuyn hỏng hoặc hao mòn.
Độ nhạy lái giảm
Thước lái là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lái, đóng vai trò bẻ lái để điều chỉnh 2 bánh trước của xe. Vì vậy, khi các bác tài cảm nhận độ nhạy lái giảm như: tay lái trả chậm, có cảm giác nặng hơn khi đánh lái,…thì đó có thể là dấu hiệu thước lái bị rơ.
Nguyên nhân
- Do thiếu dầu trợ lực hoặc bộ phận bơm trợ lực hoạt động kém.
- Thước lái bị hở séc măng bao kín khiến dầu loạt qua khoang và làm ảnh hưởng tới độ nhạy lái.
- Các thanh dẫn động cơ bị khô, mòn làm tăng lực ma sát khiến độ nhạy lái giảm.
Tiếng kêu khi đánh lái
Một trong các dấu hiệu dễ phát hiện khi thước lái bị rơ là những tiếng kêu lạch cạch, re re,…khi đánh lái hay xoay chuyển vô lăng. Bởi nếu thước lái bị rơ/ hỏng các bộ phận khác sẽ trở nên lỏng lẻo và phát ra tiếng kêu.
Nguyên nhân
- Dầu trợ lực bị thiếu hoặc bơm trợ lực hoạt động không ổn định, kém năng suất.
- Bạc lái bị mòn lên phát ra những tiếng kêu lục khục dưới gầm xe ô tô.
Cách khắc phục thước lái bị rơ
Khi thước lái bị rơ thì cần phải được khắc phục ngay để đảm bảo an toàn khi di chuyển, tăng tuổi thọ của lốp xe. Cách khắc phục phụ thuộc vào từng model xe. Một số dòng xe chỉ cần chỉnh tải trọng thước lái, tháo rã hoặc thay bạc thước lái. Nhưng một số model thì lại cần thay thế thước lái mới để đảm bảo ổn định, an toàn khi vận hành.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc, bảo dưỡng ô tô thì việc căn chỉnh, sửa chữa thước lái bị rơ cần phải được thực hiện bởi những kỹ thuật giàu kinh nghiệm và có sự hỗ trợ từ máy móc hiện đại. Nhằm khắc phục bệnh triệt để và đảm bảo xe được vận hành tốt nhất khi lưu thông.
Do đó, khi thước lái bị rơ các bác tài cần lựa chọn những trung tâm bảo dưỡng uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, nên đưa xe đi cân chỉnh thước lái định kỳ sau 6-12 tháng hoặc xe đạt cấp 10.000 km để phát hiện kịp thời các sự cố. Giúp xe luôn hoạt động ở trạng thái lý tưởng và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích để nhận biết các dấu hiệu và khắc phục tình trạng thước lái bị rơ hiệu quả.
Mọi thắc mắc về chăm sóc, bảo dưỡng, dịch vụ lốp hay thay dầu ô tô, hãy liên hệ ngay Hotline: 0898 835 835. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
- Địa chỉ: Lô 19B, số 3-5 Nguyễn Văn Linh, Quận Long Biên, Hà Nội;
- Hotline: 0247 306 3366 / 0898 835 835;
- Email: cskh@atomauto.vn
- Hoặc đặt lịch hẹn tại đây: https://atomauto.vn/dat-lich
ATOM Premium Auto Services – An tâm trọn hành trình!