Góc tư vấn

Bảo dưỡng ô tô đúng cách với 10 bước & 5 lưu ý quan trọng

Bảo dưỡng ô tô là công việc cần thiết và hết sức quan trọng mà tài xế nào cũng cần thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, việc bảo dưỡng ô tô đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhưng mỗi chiếu xe hơi có tới hơn 30.000 chi tiết cấu thành lên, làm bạn không biết cần quan tâm hay bảo dưỡng chi tiết, bộ phận nào của xe? Trong bài viết này, ATOM Premium Auto Services sẽ chia sẻ đến các bạn làm sao để bảo dưỡng ô tô đúng cách và an toàn nhất.

1. Bảo dưỡng xe ô tô đúng cách thế nào?

Bảo dưỡng ô tô giúp khắc phục và thay thế những hỏng hóc, hao mòn của các chi tiết, bộ phận trên xe. Giúp xe luôn ở trạng thái ổn định nhất, đảm bảo an toàn tối đa cho chính bạn và những người xung quanh. Tuy nhiên cần lưu ý 5 điều sau, khi bảo dưỡng ô tô:

1.1. Bảo dưỡng ô tô đúng thời điểm

Thời điểm bảo dưỡng xe ô tô thích hợp là bảo dưỡng theo định kỳ các cấp hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông thường thì cứ khoảng 6 tháng thì tài xế cần bảo dưỡng xe một lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Bảo dưỡng ô tô đúng thời điểm chính là bảo dưỡng ô tô đúng cách

Bảo dưỡng ô tô đúng thời điểm chính là bảo dưỡng ô tô đúng cách

Bảo dưỡng xe theo định kỳ các cấp sẽ dựa vào số km xe đã chạy: 5.000km, 10.000km, 20.000km, 40.000km, 80.000km. Với mỗi cấp bảo dưỡng, các hạng mục cần bảo dưỡng, thay thế sẽ khác nhau. Vì thế bạn không nên bỏ qua bất kỳ cấp bảo dưỡng nào mà nên thực hiện đầy đủ.

1.2. Kiểm tra, bảo dưỡng ô tô ngay khi có dấu hiệu bất thường

Trong quá trình sử dụng xe, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cũng nên mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng. Tránh trường hợp hư hỏng, hao mòn đó trở nên lớn hơn, gây mất an toàn và bạn sẽ mất thêm chi phí và thời gian để sửa chữa chúng. Một số bộ phận cần kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường như: hệ thống phanh, hệ thống lái, lốp ô tô,…

cần kiểm tra ngay hệ thống phanh khi có dấu hiệu bất thường

cần kiểm tra ngay hệ thống phanh khi có dấu hiệu bất thường

1.3. Không nên tự thay thế, bảo dưỡng những bộ phận quan trọng đòi hỏi kiến thức và tay nghề cao

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên mang xe đến những trung tâm bảo dưỡng, chăm sóc xe uy tín để thực hiện công việc này. Ở đây, các kỹ thuật viên có kinh nghiệm, kết hợp với các dụng cụ chuyên dụng sẽ giúp đảm bảo việc bảo dưỡng xe tốt nhất.

Với những chi tiết quan trọng thì tài xế không nên tự thay thế nếu không có chuyên môn 

Với những chi tiết quan trọng thì tài xế không nên tự thay thế nếu không có chuyên môn

Bạn không nên tự mình thay thế hay sửa chữa những bộ phận quan trọng nếu không có đủ kiến thức, tay nghề và dụng cụ chuyên dụng, nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ví dụ như: thay ắc quy ô tô, thay lốp, thay lốc điều hòa,…

[static_block_content id=”11578″]

1.4. Không nên quá tiết kiệm mà cần thay thế ngay những bộ phận có dấu hiệu hỏng hóc 

Khi bảo dưỡng xe, các kỹ thuật viên sẽ tư vấn cho bạn những bộ phận có thể phải thay thế vì có dấu hiệu hỏng hóc hay đến thời hạn thay mới. Lúc này, bạn không nên tiết kiệm mà cố tình sử dụng các thiết bị cũ đó, chúng có thể gây mất an toàn cho bạn trong khi lái xe, có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào.

Thay thế ngay những bộ phận có dấu hiệu hỏng hóc

Thay thế ngay những bộ phận có dấu hiệu hỏng hóc

Lốp ô tô chính là một trong những bộ phận quan trọng của xe. Nhưng nhiều bác tài thường tiết kiệm tiền mua lại những chiếc lốp ô tô cũ (hay còn gọi là lốp lướt) để sử dụng. Điều này tiềm ẩn những mối nguy hiểm lớn khi xe vận hành. 

1.5. Bảo dưỡng ô tô tại các trung tâm, gara uy tín

Nguyên tắc quan trọng trong việc bảo dưỡng ô tô đúng cách đó chính là phải lựa chọn được trung tâm bảo dưỡng uy tín, có tên tuổi.

Bạn nên ưu tiên những trung tâm sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Bởi con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu chỉ có cơ sở vật chất và trang thiết bị tốt mà chuyên môn của kỹ thuật viên không cao thì khó phát hiện ra những hao mòn, hư hỏng của xe để khắc phục kịp thời bằng phụ tùng chính hãng, chất lượng.

2. 10 bước kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô đúng cách dành cho mọi bác tài 

Mỗi bác tài nên trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về ô tô để có thể tự kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận ô tô đơn giản, hoặc nắm bắt được tình trạng của xe để tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng khi mang xe qua gara. 

Trong đó có 10 bộ phận mà chủ xe cần tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên là:

2.1. Kiểm tra bình ắc quy

Ắc quy có tác dụng giúp động cơ xe khởi động, ổn định điện áp cho các thiết bị điện trong xe, cung cấp năng lượng,… Bởi vậy mà bình ắc quy rất quan trọng và phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sự vận hành ổn định nhất.

Kiểm tra bình ắc quy thường xuyên và bảo dưỡng kịp thời

Kiểm tra bình ắc quy thường xuyên và bảo dưỡng kịp thời

Bình ắc quy là bộ phận mà bạn có thể tự kiểm tra bằng cách quan sát. Hãy đánh giá qua tiếng đề máy, cực bình có được siết chặt và sạch sẽ hay không, có hiện tượng ắc quy bị phồng rộp, nứt hay vỡ không,… 

Nếu thấy tiếng đề dài hoặc khó đề hơn bình thường, ắc quy bị phồng rộp… thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy ắc quy của bạn đã yếu hoặc có dấu hiệu hỏng hóc. Thường xuyên vệ sinh ắc quy nếu thấy có bụi bẩn bám vào bình. Đưa xe đến trung tâm sửa chữa để được kiểm tra chính xác tình trạng bình.

2.2. Kiểm tra và thay dầu máy

Dầu máy giúp cho các bộ phận và chi tiết trên xe có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nhất. Nếu dầu máy không được thay thế định kỳ thì các chất cặn bẩn sẽ tích tụ làm tắc nghẽn, làm cho chúng rất dễ bị hao mòn, nhanh hỏng và gây tiêu hao nhiều nhiên liệu nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên thay dầu máy định kỳ để đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định tốt nhất và giúp kéo dài tuổi thọ của xe.

Kiểm tra trực tiếp để biết tình trạng của dầu nhớt

Kiểm tra trực tiếp để biết tình trạng của dầu nhớt

2.3. Kiểm tra tình trạng phanh 

Hệ thống phanh là bộ phận đặc biệt quan trọng, không chỉ chú ý bảo dưỡng thường xuyên mà bạn cần phải kiểm tra trước mỗi hành trình để đảm bảo an toàn khi vận hành. Khi kiểm tra tình trạng phanh bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu trong khi lái: Phanh phát ra tiếng kêu, phanh không ăn, vô lăng rung lắc, phanh đạp sát sàn mà vẫn không ăn,… Lý do có thể là do hết dầu phanh, má phanh bị mòn quá mức,… lúc này bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa xe để được kiểm tra và khắc phục sớm.
  • Kiểm tra dầu phanh: Dầu phanh là yếu tố giúp hệ thống phanh hoạt động tốt và ổn định, nếu dầu phanh tích tụ nhiều chất cặn bẩn thì các chi tiết khác sẽ dễ bị ăn mòn và mất tác dụng. Vì vậy dầu phanh cũng là bộ phận cần kiểm tra và thay thế thường xuyên.
Kiểm tra tình trạng phanh và tiến hành bảo dưỡng kịp thời để đảm bảo an toàn

Kiểm tra tình trạng phanh và tiến hành bảo dưỡng kịp thời để đảm bảo an toàn

2.4. Kiểm tra lốp: kiểm tra áp suất, độ mòn, hiện tượng nứt, chân chim….

Bạn cần thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, nếu lốp quá non sẽ làm lốp nhanh bị ăn mòn, giảm độ bám của bánh xe với mặt đường, nhưng nếu lốp quá căng thì dễ dẫn đến nổ lốp, quãng đường phanh dài hơn,…

Thay lốp khi lốp đã có dấu hiệu lão hoá, nứt chân chim hay bị phồng rộp

Thay lốp khi lốp đã có dấu hiệu lão hoá, nứt chân chim hay bị phồng rộp

Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiểm tra độ mòn gai lốp và xem lốp có xuất hiện dấu hiệu bất thường như: các vết rạn nứt, chân chim trên lốp xe để tránh trường hợp thủng lốp, nổ lốp bất ngờ và có thể khắc phục kịp thời.

Bạn cũng không nên bỏ qua việc kiểm tra thêm hệ thống van có hoạt động tốt hay không, có bị rò rỉ hơi hay không. Hãy kiểm tra toàn bộ hệ thống lốp trước mỗi chuyến đi hoặc bao dưỡng lốp định kỳ 10.000km/lần.

2.5. Kiểm tra và thay thế lọc gió điều hoà

Điều hòa là bộ phận giúp lọc không khí bên trong xe, lọc gió điều hòa có thể bị ảnh hưởng từ rất nhiều các yếu tố khác nhau như: bụi bẩn từ môi trường, nước tràn vào bên trong, côn trùng làm tổ,… Vì vậy mà bạn nên thường xuyên tiến hành kiểm tra và thay thế lọc gió điều hòa. Nếu để bụi bẩn bám trên lọc gió quá lâu và quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hút gió, lượng gió bị giảm đi làm cho hệ thống điều hòa hoạt động chậm, ít làm mát hơn và mất dần khả năng lọc không khí và làm mát xe, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người ngồi trên xe. Ngoài bụi bẩn ra thì các loại côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc sẽ có điều kiện để làm tổ và phát triển, gây ra nhiều mùi khó chịu trong cabin và cũng là nguyên nhân gây bệnh cho người trên xe.

thường xuyên tiến hành kiểm tra và thay thế lọc gió điều hòa

thường xuyên tiến hành kiểm tra và thay thế lọc gió điều hòa

Với một số xe vị trí lọc gió điều hoà ở nằm ở khoang ghế phụ, vì thế chủ xe có thể tự kiểm tra và thay thế. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật, bạn vẫn nên mang xe đi bảo dưỡng và thay thế lọc gió để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

[static_block_content id=”11578″]

2.6. Kiểm tra và bổ sung nước làm mát

Nước làm mát là một phần quan trọng đối với hệ thống động cơ của ô tô, giúp ức chế quá trình làm đông khi nhiệt độ thấp và giữ cho két nước tránh bị vỡ khi nước đóng băng. Ngoài ra, dung dịch làm mát này còn làm tăng điểm sôi từ nước, khiến cho quá trình hấp thụ nhiệt diễn ra nhanh hơn, làm mát động cơ và tránh tình trạng động cơ bị quá nhiệt sẽ gây ra hư hỏng các bộ phận và chi tiết máy trên động cơ.

Kiểm tra và bổ sung nước làm mát cho ô tô

Kiểm tra và bổ sung nước làm mát cho ô tô

Kiểm tra và bổ sung đầy đủ nước mát sẽ giúp động cơ giảm nhiệt độ khi hoạt động, hạn chế gây ra hỏng hóc và cháy không đáng có. Luôn chọn đúng loại nước làm mát và đảm bảo mực nước làm mát luôn nằm trong khoảng Low và Full.

2.7. Kiểm tra, thay thế gạt mưa và bổ sung nước rửa kính

Theo các chuyên gia và nhà sản xuất thì cần gạt mưa nên được thay thế sau 12 đến 18 tháng sử dụng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng mà bạn thấy cần gạt mưa hoạt động không hiệu quả thì cũng nên thay thế sớm để đảm bảo an toàn khi lái xe. Việc thay gạt mưa cũng tương đối đơn giản nên các bác tài có thể tự thay thế khi cần.

2.8. Kiểm tra và thay thế lọc gió động cơ

Kiểm tra và thay thế lọc gió động cơ định kỳ

Kiểm tra và thay thế lọc gió động cơ định kỳ

Lọc gió động cơ giúp làm sạch không khí, bụi bẩn lọt vào bên trong động cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và làm giảm tuổi thọ động cơ. Vì vậy, các bạn nên kiểm tra lọc gió thường xuyên, đây là công việc đơn giản nên bạn cũng có thể tự mình kiểm tra và thay thế, giúp xe luôn ở trong tình trạng hoạt động ổn định.

2.9. Kiểm tra hệ thống đèn

Kiểm tra hệ thống đèn xe trước khi vận hành

Kiểm tra hệ thống đèn xe trước khi vận hành

Các bạn có thể kiểm tra hệ thống đèn bằng cách bật đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu, sử dụng mắt thường để xem các đèn này có sáng và hoạt động bình thường hay không. Nếu thấy đèn không lên hay đèn sáng mập mờ thì bạn cần kiểm tra kỹ hơn và có thể thay thế.

2.10. Vệ sinh và bảo dưỡng nội thất

Vệ sinh và bảo dưỡng nội thất ô tô sẽ giúp nội thất bên trong xe của bạn luôn như mới, sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe. Khi loại bỏ hết các chất bụi bẩn, mùi trong xe sẽ đem lại cho bạn và những người trên xe sự thoải mái và thư giãn nhất.

Vệ sinh và bảo dưỡng nội thất ô tô thường xuyên là việc rất cần thiết

Vệ sinh và bảo dưỡng nội thất ô tô thường xuyên là việc rất cần thiết

Nếu công việc bận rộn, bạn không có nhiều thời gian cho việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thì hãy tìm đến các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng xe uy tín để các kỹ thuật viên thay bạn làm điều đó.

Hy vọng bài viết trên đây của ATOM Premium Auto Services sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để bảo dưỡng ô tô đúng cách. Nếu có bất cứ thắc mắc về xế yêu của bạn, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0898 835 835 để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

ATOM Premium Auto Services – AN TÂM TRỌN HÀNH TRÌNH!

Để lại một bình luận

All in one