Gầm xe ô tô là nơi ‘trú ngụ” của hệ thống truyền động, hệ thống treo, hệ thống xả và nhiều bộ phận quan trọng khác, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, nước mưa, sỏi đá, hóa chất… đặc biệt là dễ va chạm với vật cứng, bị chạm gầm, sập gầm gây móp méo, cong vênh các bộ phận. Chính vì thế, việc bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách và định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi thọ và giúp xe vận hành êm ái.
Cùng chuyên gia Nguyễn Đăng Vinh của ATOM khám phá những dấu hiệu gầm xe cần được bảo dưỡng, quy trình bảo dưỡng và một số vấn đề thường gặp đối với gầm xe ô tô.
9 dấu hiệu cảnh báo khi cần phải bảo dưỡng gầm ô tô
Trong quá trình vận hành xe, nếu bạn bắt gặp những dấu hiệu sau thì rất có thể đã đến lúc bạn cần phải bảo dưỡng gầm xe ô tô:
- Gầm xe xuất hiện những âm thanh, tiếng ồn lạ: Đặc biệt, khi đi qua những đoạn đường gồ ghề thì tiếng này phát ra càng to hơn. Lý do là các chi tiết của hệ thống treo, lái bên dưới gầm xe bị rơ rão hoặc lỏng, cao su bị lão hóa sau một thời gian dài vận hành xe. Vì thế bạn cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế nếu cần thiết tại các trung tâm uy tín.
- Hệ thống xả khí có tiếng kêu lạ: Nếu nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do hệ thống ống xả bị rò rỉ, các đai ốc cố định ống xả bị lỏng, cao su bị xuống cấp. Trong trường hợp đầu ống xả bị nứt bạn nên đưa xe tới những gara uy tín để được bảo dưỡng, khắc phục kịp thời.
- Xe bị chệch hướng mặc dù di chuyển trên đường thẳng: Nguyên nhân có thể là do lực phanh tác động lên các bánh xe không đều, hệ thống góc đặt bánh xe bị sai lệch, lốp mòn không đều,… Lúc này bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng để xe không bị lật khi phanh gấp ở tốc độ cao hoặc khi vào cua.
- Hiệu quả phanh giảm: phanh không ăn, phanh bị cứng, xuất hiện các hiện tượng bất thường khi phanh, xuất hiện các tiếng kêu bất thường ở hệ thống phanh.
- Gầm xe bị rò rỉ nước, hoặc bị chảy dầu.
- Giảm xóc bị chảy dầu.
- Lốp bị mòn bất thường.
- Vô lăng rung lắc bất thường khi đi xe với vận tốc từ 50 – 60km/h trở lên.
- Có tiếng kêu lạ khi chạy tốc độ 40-50km/h.
Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô tại gara
Bước 1: Tiếp nhận xe và kiểm tra kỹ lưỡng
Chào đón khách hàng: Kỹ thuật viên sẽ tiếp đón khách hàng một cách niềm nở, chuyên nghiệp và ghi nhận thông tin xe cũng như yêu cầu của khách hàng.
Kiểm tra tổng quát gầm xe: Sử dụng cầu nâng hoặc kích để nâng xe lên, quan sát kỹ gầm xe từ nhiều góc độ khác nhau để đánh giá tình trạng tổng thể.
- Các bộ phận cần kiểm tra: Hệ thống xả, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, lốp xe, khung gầm, các thanh giằng,…
- Các dấu hiệu hư hỏng cần lưu ý: Vết nứt, móp méo, rỉ sét, rò rỉ dầu, mòn các chi tiết,…
Bước 2: Báo cáo tình trạng và đề xuất phương án
- Thông báo rõ ràng cho khách hàng: Kỹ thuật viên sẽ thông báo chi tiết cho khách hàng về tình trạng của gầm xe, bao gồm cả những hư hỏng (nếu có) và mức độ nghiêm trọng.
- Đề xuất phương án xử lý: Dựa trên tình trạng của gầm xe và nhu cầu của khách hàng, kỹ thuật viên sẽ đề xuất các phương án bảo dưỡng hoặc sửa chữa phù hợp, bao gồm cả chi phí ước tính cho từng phương án.
Bước 3: Thực hiện bảo dưỡng hoặc sửa chữa
Sau khi khách hàng đồng ý với phương án đề xuất, kỹ thuật viên sẽ tiến hành các hạng mục bảo dưỡng hoặc sửa chữa như:
- Vệ sinh gầm xe: Loại bỏ bụi bẩn, bùn đất, dầu mỡ bám trên gầm xe.
- Kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống:
- Hệ thống phanh: Kiểm tra má phanh, đĩa phanh, dầu phanh, ống dẫn dầu phanh,… Thay thế các bộ phận hao mòn hoặc sửa chữa nếu cần.
- Hệ thống lái: Kiểm tra trợ lực lái, thước lái, rô tuyn lái,… Điều chỉnh hoặc thay thế các bộ phận nếu cần.
- Hệ thống treo: Kiểm tra lò xo, giảm xóc, thanh cân bằng,… Thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận nếu cần.
- Kiểm tra và thay thế các bộ phận hao mòn: Má phanh, đĩa phanh, lốp xe,…
- Sửa chữa các hư hỏng ở gầm xe: Hàn gầm, chống gỉ, sửa chữa các vết nứt, móp méo,…
Bước 4: Kiểm tra lại và hoàn thiện
- Kiểm tra chất lượng: Sau khi hoàn thành các hạng mục bảo dưỡng hoặc sửa chữa, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại toàn bộ gầm xe để đảm bảo chất lượng và an toàn.
- Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh gầm xe sạch sẽ trước khi bàn giao cho khách hàng.
Bước 5: Bàn giao xe và hướng dẫn
- Bàn giao xe: Kỹ thuật viên sẽ bàn giao xe cho khách hàng, giải thích rõ ràng về các công việc đã thực hiện và tình trạng hiện tại của gầm xe.
- Hướng dẫn chăm sóc: Hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc và bảo dưỡng gầm xe tại nhà, như kiểm tra áp suất lốp, quan sát các dấu hiệu bất thường,…
Lưu ý:
- Quy trình trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy thuộc vào từng gara và tình trạng cụ thể của gầm xe.
- Việc bảo dưỡng gầm xe ô tô nên được thực hiện tại các gara uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
Bằng cách thực hiện đầy đủ và chuyên nghiệp quy trình bảo dưỡng gầm ô tô, bạn sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ của xe, đảm bảo an toàn khi vận hành và gia tăng giá trị của xe.
Các hạng mục bảo dưỡng gầm xe ô tô
Kiểm tra sơ bộ trước khi tiến hành bảo dưỡng gầm xe ô tô
Trước khi tiến hành bảo dưỡng gầm xe ô tô các kĩ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ các chi tiết, bộ phận của hệ thống gầm xe:
- Kiểm tra áp suất lốp, bề mặt lốp, chiều sâu gai lốp.
- Kiểm tra Rotuyn cân bằng, Rotuyn lái, Rotuyn trụ đứng.
- Kiểm tra phanh, bao gồm: má phanh, đường ống phanh, dầu phanh, tình trạng chảy dầu của các phốt cao su chụp bụi.
- Siết ốc gầm.
- Kiểm tra cao su càng A, cao su chân máy.
Nguyên nhân và cách khắc phục một số vấn đề cơ bản
Hệ thống lái
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Tay lái nặng | Nguyên nhân có thể là do lốp xe non, hệ thống trợ lực lái có vấn đề, sai góc đặt bánh xe | Để khắc phục vấn đề này thì cần bơm lốp đủ áp suất quy định, cung cấp đủ dầu cho trợ lực tay lái. |
Tay lái khó trở về trạng thái cân bằng | Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc dầu bôi trơn ở các khớp nối của hệ thống bị thiếu hụt, bạc lái xiết quá chặt hoặc do góc đặt bánh xe không đúng | Khắc phục bằng cách tra dầu mỡ vào các khớp nối, chỉnh lại bạc lái và góc đặt bánh xe trở về đúng chuẩn |
Tay lái bị rung | Nguyên nhân chủ yếu là do lỏng đai ốc bắt chặt bánh xe, các khớp nối của hệ thống bánh lái bị lỏng, bạc trụ lái bị mòn, hoặc do mòn bạc thanh giằng thước lái, bánh xe không cân bằng, lốp mòn không đều,… | Cách khắc phục trong trường hợp tay lái bị rung có thể kể đến như: siết chặt đai ốc và các khớp nối, chỉnh lại bạc tỳ thước lái, cân bằng lại bánh xe, bơm lốp đủ áp suất quy định, thay lốp ô tô… |
Xe nhao sang trái hoặc nhao sang phải | Nguyên nhân thường là do áp suất lốp không đều, chiều sâu gai lốp không đều, sai góc đặt bánh xe, khi sửa chữa khung gầm lắp đặt lại không đúng vị trí, xe bị va chạm | Cách khắc phục: bơm lại lốp, kiểm tra chiều sâu gai lốp, bảo dưỡng gầm xe,… |
Hệ thống treo (lốp + cụm lò xo giảm xóc)
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Giảm chấn (thuộc cụm lò xo giảm xóc) bị chảy dầu | Nguyên nhân là do giảm chấn trên xe hở phớt, chảy dầu ty thủy lực | Để khắc phục tình trạng này bạn cần thay phớt sau đó đổ dầu giảm sóc đúng chủng loại và đủ lượng |
Lốp bị mòn bất thường | Nguyên nhân có thể kể đến như: hệ thống treo của bánh xe có vấn đề, thiết lập cân vành mâm không chính xác, áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn, góc đặt bánh xe bị sai lệch | Khắc phục tình trạng lốp bị mòn bất thường bằng cách bơm lốp đúng áp suất, nếu lốp quá mòn cần thay lốp mới, kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe,… |
Hệ thống phanh
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Phanh không ăn | Nguyên nhân là do đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ hoặc lẫn khí trong hệ thống, má phanh quá mòn quá cứng, đĩa phanh quá gờ, bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng, cuppen phanh bị hỏng, dầu phanh không thay định kỳ, dây phanh tay bị đứt,… | Khắc phục bằng cách xả khí lẫn trong dầu phanh, vệ sinh và bảo dưỡng phanh ô tô, thay má phanh mới nếu cần thiết, láng đĩa phanh, thay dầu phanh (khi đi được 40.000 km), thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên… |
Bó phanh | Có rất nhiều nguyên nhân như: phanh tay điều chỉnh sai, kẹt xi lanh phanh bánh xe, kẹt piston phanh, không bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, ắc phanh bị bó do khô dầu hay nước vào,… | Trường hợp này có thể xử lý bằng cách thay thế xi lanh phanh bánh xe và xi lanh banh chính và tiến hành bảo dưỡng phanh. |
Phanh bị ăn lệch một bên | Có thể do kẹt ắc phanh, kẹt piston phanh… | Khắc phục bằng cách kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế ắc phanh, piston phanh nếu cần. |
Lưu ý:
- Khi có các dấu hiệu lạ chủ xe cần đưa xe đến gara hoặc trung tâm chăm sóc xe uy tín để kiểm tra.
- Bảo dưỡng ô tô định kỳ để kiểm tra hệ thống khung gầm và tình trạng các bộ phận để có biện pháp khắc phục hoặc thay thế kịp thời.
- Sơn phủ gầm cũng là một giải pháp giúp bảo vệ gầm hiệu quả tránh khỏi những tác nhân gây ăn mòn, gỉ sét.
Câu hỏi thường gặp và giải đáp cùng chuyên gia
Xoay quanh các vấn đề về bảo dưỡng gầm ô tô, ATOM cũng nhận được rất nhiều câu hỏi từ các chủ xe. Cùng chúng tôi điểm qua những câu hỏi thường gặp nhất và giải đáp chi tiết từ chuyên gia Nguyễn Đăng Vinh.
Có thể tự bảo dưỡng gầm ô tô tại nhà được không?
Chuyên gia: Bạn chỉ nên tự thực hiện một số công việc bảo dưỡng đơn giản như vệ sinh gầm xe. Đối với các hạng mục bảo dưỡng chuyên sâu, nên mang xe đến gara để được hỗ trợ.
Khi nào cần sửa chữa gầm ô tô?
Chuyên gia: Khi gầm xe bị hư hỏng, ví dụ như bị gỉ sét, ăn mòn, móp méo, cong vênh hoặc các bộ phận dưới gầm bị hư hỏng.
Chi phí bảo dưỡng gầm ô tô là bao nhiêu?
Chuyên gia: Chi phí bảo dưỡng gầm phụ thuộc vào hạng mục bảo dưỡng, loại phụ tùng thay thế và gara thực hiện. Thông thường, chi phí kiểm tra và vệ sinh gầm khoảng vài trăm nghìn đồng. Chi phí sửa chữa hoặc thay thế linh kiện có thể lên đến vài triệu đồng.
Chi phí phủ gầm ô tô là bao nhiêu?
Chuyên gia: Phụ thuộc vào loại dung dịch và gara thực hiện. Giá phủ gầm thường dao động từ 2 – 5 triệu đồng.
Gầm ô tô bị gỉ sét có nguy hiểm không?
Chuyên gia: Gầm ô tô bị gỉ sét có thể làm giảm độ bền của khung gầm, ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành.
Nên chọn loại dung dịch phủ gầm nào?
Chuyên gia: Có nhiều loại dung dịch phủ gầm khác nhau như cao su non, nhựa đường, ceramic. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn loại phù hợp.
Có thể tự bảo dưỡng gầm ô tô tại nhà được không?
Chuyên gia: Bạn chỉ nên tự thực hiện một số công việc bảo dưỡng đơn giản như vệ sinh gầm xe. Đối với các hạng mục bảo dưỡng chuyên sâu, nên mang xe đến gara để được hỗ trợ.
Nên sửa chữa gầm ô tô ở đâu?
Chuyên gia: Nên lựa chọn các gara uy tín, có kinh nghiệm sửa chữa gầm ô tô.
Sau khi phủ gầm, tôi cần lưu ý gì?
Chuyên gia: Tránh rửa xe trong vòng 24 giờ sau khi phủ gầm.
Kết Luận
Gầm xe ô tô là một “hệ sinh thái” phức tạp, nơi “trú ngụ” của nhiều bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và hiệu suất vận hành của xe. Việc bảo dưỡng gầm xe đúng cách và định kỳ sẽ giúp bạn:
- Phòng tránh những hư hỏng tiềm ẩn: Phát hiện sớm các vấn đề về gỉ sét, ăn mòn, lỏng ốc vít,… để kịp thời xử lý, tránh những hư hỏng nặng và tốn kém về sau.
- Kéo dài tuổi thọ của xe: Bảo vệ các bộ phận dưới gầm xe khỏi các tác động của môi trường, giúp xe vận hành bền bỉ và êm ái hơn.
- Đảm bảo an toàn khi lái xe: Giúp xe vận hành ổn định, an toàn trên mọi cung đường, đặc biệt là khi đi qua các đoạn đường xấu hoặc gồ ghề.
- Tiết kiệm chi phí: Bảo dưỡng gầm xe định kỳ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa lớn và kéo dài tuổi thọ cho xe.
ATOM Premium Auto Services là một trong những đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ bảo dưỡng gầm xe ô tô hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ bảo dưỡng gầm xe ô tô nói riêng và bảo dưỡng ô tô nói chung, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn qua số hotline: 02473063366 hoặc 0898.835.835 hoặc đặt lịch hẹn tại đây: https://atomauto.vn/dat-lich-hen
ATOM Premium Auto Services – AN TÂM TRỌN HÀNH TRÌNH!
Cửa hàng cho em hỏi tí ạ. Xe em huyndai i10 mới chạy được 5000km. E thay dầu ở 1000km đầu, nay đi bảo dưỡng thì thợ báo xe em bị chảy dầu ở xóc, lỗi do nhà sản xuất. Cửa hàng cho em hỏi việc chảy dầu xóc có ảnh hưởng lớn tới quá trình vận hành của xe không ạ! E cảm ơn